Mẹ nào cũng luôn mong con ngủ ngon, ăn ngon, tăng cân đều đặn và phát triển khỏe mạnh. Nên khi con gặp tình trạng biếng ăn các mẹ trở nên lo lắng sợ con sẽ bị sụt ký, ốm yếu. Vì quá lo lắng mà nhiều mẹ đã cố gắng ép con ăn bằng mọi cách, từ dỗ dành, dụ dỗ cho đến cả quát mắng. Tuy nhiên, chính việc ép buộc này có thể dẫn đến những hệ lụy không ngờ, gây ra tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ, khiến việc ăn uống trở thành nỗi ám ảnh cho cả mẹ và bé.
Biếng ăn tâm lý là gì ?
Biếng ăn tâm lý là tình trạng trẻ từ chối ăn uống không phải do bệnh lý hay các yếu tố sinh lý, mà là do những tác động từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Điều này có thể xuất phát từ những áp lực trong môi trường sống, mối quan hệ với người chăm sóc, hoặc những thay đổi lớn trong cuộc sống của trẻ. Trẻ bị biếng ăn tâm lý thường sẽ cảm thấy áp lực sợ hãi mỗi khi đến giờ ăn và đôi khi còn thể hiện sự phản đối mãnh liệt như phun, nhè, ngậm,…. khi bị ép ăn.
Rất nhiều mẹ lầm tưởng biếng ăn tâm lý là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sẽ hết sau thời gian ngắn. Đây là một trong những suy nghĩ sai lầm của bố mẹ khiến tình trạng biếng ăn của con không được cải thiện mà trở nên nặng hơn. Các mẹ nên nhớ, biếng ăn tâm lý lâu ngày không có biện pháp khắc phục sớm sẽ dễ trở thành biếng ăn bệnh lý ảnh hướng đấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Dấu hiệu biếng ăn tâm lý ở trẻ
Dấu hiệu biếng ăn tâm lý ở trẻ được thể hiện rõ ràng qua thái độ của bé mỗi khi tới bữa. Những dấu hiệu mà bé có thể gặp phải :
- Sợ hãi khi đến giờ ăn: Trẻ có thể trở nên lo lắng hoặc sợ hãi mỗi khi đến giờ ăn, hoặc khi nhìn thấy đồ ăn.
- Thường xuyên từ chối đồ ăn: Trẻ phản kháng hoặc khóc lóc khi bị ép ăn, thậm chí có thể ói hoặc nôn khi bị buộc ăn. Một số trường hợp, trẻ chịu ăn trong 5- 10 phút đầu tiên nhưng sau đó tỏ ra khó chịu, ngậm, phun, nhè và bữa ăn kéo dài hơn 30 phút.
- Chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định: Trẻ chỉ chấp nhận ăn một số món ăn cụ thể và từ chối tất cả những món khác, ngay cả những món trẻ từng thích.
- Sụt cân hoặc không tăng cân: Mặc dù vẫn duy trì chế độ ăn uống hàng ngày nhưng trẻ không tăng cân, thậm chí có thể bị sụt cân.
- Trẻ có thay đổi hành vi, thái độ: Trẻ thường xuyên cáu gắt, khó chịu thậm chí có những hành động như ăn vạ, khóc lớn hoặc rụt rè, ngại tham gia các hoạt động vui chơi.
Những sai lầm của cha mẹ khiến khiến trẻ biếng ăn tâm lý.
Những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến tâm lý của bé, khiến bé lo lắng, sợ hãi và căng thẳng khi đối mặt với việc ăn uống, chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Và nhiều khi cha mẹ cũng thể hề biết chính những hành động phản ứng của mình khiến cho tình trạng biếng ăn của con trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà nhiều cha mẹ thường mắc phải:
- Xuất phát từ tâm lý sợ con ăn ít, ăn không đủ nên ép con ăn quá mắc kể cả khi trẻ đã no và không muốn ăn.
- Vì thấy bé không chịu ăn mà cha mẹ dọa nạt, tạo sức ép cho con ăn ngay. Hành động này có thể khiến trẻ sợ hãi, căng thẳng và làm cho bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh với bé
- Cho con vừa ăn vừa chơi hay cho con xem tivi, điện thoại, ipad , đi ăn rong để dụ con ăn nhanh hơn.
- Không quan tâm đến sở thích ăn uống của con, bắt ép con ăn kể cả khi con không thích
Ngoài ra, đối những bé đang trong giai đoạn bắt đầu đi học sẽ phải tiếp xúc môi trường mới, chế độ ăn uống mới vì vậy sẽ có tâm lý sợ hãi, lạ lẫm nên thời gian đầu bé sẽ có tình trạng sợ đi học, biếng ăn, bỏ bữa..
Cách trị biếng ăn tâm lý ở trẻ dứt điểm.
Khi phát hiện con có dấu hiệu biếng ăn, nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng và tự hỏi: “Trẻ bị biếng ăn tâm lý phải làm sao để giúp con vượt qua tình trạng này?” Những biện pháp dưới đây sẽ có thể giúp mẹ cùng bé khắc phục được tình trạng biếng ăn
- Duy trì chế độ ăn của bé đủ lượng, đủ chất phù hợp với thể trạng của bé.
- Hãy cho bé tham gia cùng vào quá trình chế biến món ăn và ăn cùng gia đình để tạo cảm giác hứng thú cho bé.
- Hạn chế cho cho bé tiếp xúc với các yếu tố gây mất tập trung trong bữa ăn như xem tivi, ipad, điện thoại,…
- Tập thói quen cho bé ăn trên bàn ăn và chỉ cho xuống khi kết thúc bữa ăn
- Khuyến khích bé khả năng tự lập có thể tự xúc ăn không cần người chăm bón.
- Trong bữa ăn kết hợp một món bé thích cùng những món khác.
- Chế biến món ăn đa dạng để bé có nhiều trải nghiệm về các món ăn mới
- Tạo không gian thoải mái, tích cực trong suốt bữa ăn
- Tuyệt đối không được cáu gắt, khó chịu, đe dọa phát hay dụ dỗ để trẻ chịu ăn.
Trẻ bị biếng ăn thì nên bổ sung vi chất dinh dưỡng gì cho con ?
Mẹ hãy chú ý khi trẻ biếng ăn lâu dài có thể dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng hay thiếu các vi chất cần thiết như kẽm, sắt, vitamin,….
Những chất này đóng vai trò như chất xúc tác giúp bổ sung năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hỗ trợ bé phát triển toàn diện.
Để con luôn có đủ năng lượng hoạt động và phát triển , ngoài chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý thì phải bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng, men tiêu hóa giúp quá trình hấp thụ dưỡng chất của con trở nên tốt hơn.. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc bổ sung vi chất nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho bé. Nếu tình trạng biếng ăn tâm lý kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám, xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
Hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng và tâm lý của trẻ sẽ giúp mẹ có cách chăm sóc phù hợp nhất với bé yêu nhà mình. Tạo ra một môi trường ăn uống thoải mái và tích cực không chỉ giúp bé có những trải nghiệm ăn uống tích cực mà còn hỗ trợ bé khôn lớn khỏe mạnh. Trên đây là những thông tin cần thiết giúp mẹ thiết lập cho con một chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp cải thiện tình trạng biếng ăn ở bé.