Chắc hẳn mẹ nào cũng từng lo lắng khi con bước vào giai đoạn biếng ăn sinh lý. Trong giai đoạn này, bé thường có các dấu hiệu như bỏ ăn, bỏ bú, hay không hứng thú với việc chơi đùa như trước. Đây là phản ứng tự nhiên của trẻ khi cơ thể và tâm lý của bé đang trải qua những thay đổi lớn trong quá trình phát triển. Chính vì thế, mẹ phải nắm rõ những biểu hiện cụ thể của từng giai đoạn để biết được con mình đang gặp vấn đề gì từ đó có cách khắc phục phù hợp.
Biếng ăn sinh lý là gì ?
Biếng ăn là hiện tượng phổ biến thường xuyên diễn ra ở trẻ đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Có 3 loại biếng ăn gồm biếng ăn tâm lý, biếng ăn bệnh lý, biếng ăn sinh lý.
– Biếng ăn tâm lý: là khái niệm khá mới lạ với các mẹ, xuất phát từ tâm lý sợ hãi của trẻ khi phải chịu những áp lực lớn từ bên ngoài và khi có sự thay đổi đột ngột của môi trường
– Biếng ăn bệnh lý: là khi trẻ từ chối ăn do những nguyên nhân liên quan đến sức khỏe, chẳng hạn như khi bị sốt, viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp, hoặc các bệnh lý khác khiến trẻ cảm thấy khó chịu và không muốn ăn uống.
– Biếng ăn sinh lý: là hiện tượng trẻ đột ngột giảm ăn hoặc từ chối ăn do những thay đổi tự nhiên trong quá trình phát triển, chẳng hạn như khi trẻ mọc răng, học lật, bò, hoặc bước vào giai đoạn tập đi. Đây không phải là bệnh mà là phản ứng bình thường của cơ thể trẻ trước những cột mốc phát triển quan trọng và thường không kéo dài quá lâu.
Các giai đoạn biếng ăn sinh lý và biểu hiện cụ thể
Trong quá trình phát triển, một số trẻ có thể sẽ phải trải qua một số giai đoạn biếng ăn sinh lý. Dưới đây là một số giai đoạn phổ biến và các biểu hiện cụ thể:
- Giai đoạn 3-4 tháng tuổi: Đây là thời điểm trẻ bắt đầu biết lật, ngóc đầu. Trẻ luôn tò mò và muốn khám phá với những điều mới lạ xung quanh điều này phần nào làm giảm sự tập trung của trẻ trong việc ăn uống.Vì vậy mà giai đoạn này trẻ có thể từ chối bú mẹ hoặc bú bình, thậm chí khóc quấy khi được cho ăn. Mẹ có thể nhận thấy lượng sữa trẻ tiêu thụ giảm đáng kể so với trước đây.
- Giai đoạn 6-7 tháng tuổi : Thời điểm bé bắt đầu mọc răng và chuyển sang chế độ ăn dặm. Khi bé mọc răng thường cảm giác ngứa lợi, đau nhức, khó chịu khiến trẻ chán ăn. Lúc này trẻ thường có xu hướng bỏ vào miệng bất cứ vật gì như đồ chơi, núm vú giả,…. . Việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, trẻ có thể cáu gắt và khóc quấy nhiều hơn khi được cho ăn.
- Giai đoạn 9-10 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, nhiều trẻ bắt đầu tập đứng và bước những bước đi đầu tiên. Đây là một cột mốc phát triển quan trọng và đầy thử thách, đòi hỏi sự tập trung và năng lượng lớn từ trẻ.Trẻ có thể giảm hứng thú với thức ăn, thường bỏ bữa hoặc chỉ ăn rất ít. Trẻ có thể chỉ muốn vận động, leo trèo hoặc đứng dậy, thay vì ngồi yên để ăn.
- Giai đoạn 18-24 tháng tuổi: Đây là giai đoạn mà trẻ bước vào “khủng hoảng tuổi lên 2,” thể hiện tính cách độc lập và mong muốn tự quyết định mọi thứ, bao gồm cả việc ăn uống.Trẻ có thể từ chối những món ăn quen thuộc mà trước đây rất thích, chỉ muốn ăn một số món nhất định hoặc không ăn gì cả. Trẻ cũng có thể trở nên khó chịu khi bị ép ăn hoặc bị ngồi vào bàn ăn.
Ngoài các giai đoạn phổ biến trên, biếng ăn sinh lý cũng có thể xảy ra trong các thời kỳ chuyển tiếp khác, chẳng hạn như khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, thay đổi môi trường sống, hoặc trải qua những căng thẳng về tâm lý. Mỗi giai đoạn đều có những biểu hiện khác nhau, nhưng điểm chung là trẻ giảm ăn hoặc từ chối ăn mà không có nguyên nhân bệnh lý rõ ràng.
Biếng ăn sinh lý kéo dài trong bao lâu và có nguy hiểm không?
Biếng ăn sinh lý thường kéo dài trong khoảng 1 đến 2 tuần, tùy vào từng giai đoạn phát triển của trẻ và sự thay đổi trong môi trường xung quanh. Đây là hiện tượng tự nhiên mà bất kỳ bé nào cũng có thể gặp phải và nó chỉ xuất hiện thời gian ngắn và không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, ba mẹ không được chủ quan khi thấy tình trạng biếng ăn sinh lý kéo dài hơn 2 tuần hoặc kèm theo các triệu chứng khác như sụt cân, mệt mỏi, giảm hoạt động, hoặc thay đổi hành vi đáng kể, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân khác như thiếu hụt dinh dưỡng, bệnh lý tiềm ẩn hoặc các vấn đề về tâm lý.
Nếu không được can thiệp kịp thời, biếng ăn kéo dài có thể gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Trẻ có thể bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất quan trọng, dẫn đến tình trạng chậm lớn, suy dinh dưỡng, thậm chí ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn.
Trẻ bị biếng ăn sinh lý phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả.
Khi trẻ gặp tình trạng biếng ăn sinh lý, ba mẹ không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc tạo ra môi trường ăn uống thoải mái và kích thích để trẻ ăn uống tốt hơn. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả để giảm tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ:
– Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ: Thay vì cho trẻ ăn một bữa lớn, hãy giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa và tăng số lượng bữa ăn trong ngày. Điều này giúp trẻ dễ tiêu hóa và không cảm thấy bị nhồi nhét quá nhiều thức ăn cùng một lúc.
– Lựa chọn món ăn mềm và dễ tiêu hóa cho bé như cháo, canh, súp hay các đồ ăn xay nhỏ, hầm kỹ
– Kích thích bé bằng những món ăn bắt mắt: Trong quá trình chế biến đồ ăn cho bé mẹ có thể sử các nguyên liệu đa màu sắc và tạo hình để món ăn thêm hóa dẫn.
– Bổ sung thêm sữa vào các bữa ăn phụ: mẹ nên duy trì 500ml sữa / ngày ngoài ra có thể cho bé ăn thêm những thực phẩm từ sữa như phô mai, bánh quý vào các bữa ăn phụ.
– Tạo không gian vui vẻ cho bé trong bữa ăn: không vì thấy trẻ biếng ăn, bỏ ăn mà quát mắng hay ép trẻ ăn bằng mọi cách. Điều này vô tình tạo tâm lý sợ ăn ở trẻ. Hãy rèn cho trẻ kỹ luật bàn ăn ngay từ bé bằng cách quy định thời gian ăn cho bé không qua 30 phút, nếu hết 30 phút thì lập tức dừng ăn.
Trong hành trình con lớn đều phải trải qua những giai đoạn phát triển sinh lý tác động nhẹ đến tâm lý của bé dẫn đến bé bị biếng ăn lúc này mẹ cũng đừng quá lo lắng mẹ nhá. Mẹ có thể áp dụng những phương pháp nêu trên để giúp bé yêu vượt qua giai đoạn biếng ăn sinh lý một cách nhẹ nhàng và hiệu quả!