Cách khắc phục tình trạng bé chậm tăng cân hiệu quả

Cách khắc phục tình trạng bé chậm tăng cân hiệu quả

Nhiều mẹ đang cảm thấy lo lắng khi con mình ở độ tuổi phát triển nhưng lại biếng ăn, không tăng cân và chậm lớn so với các bạn bè đồng trang lứa. Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ sự thay đổi sinh lý trong giai đoạn phát triển, thiếu hụt dinh dưỡng thậm chí con đang mắc một số bệnh lý tiềm ẩn mà mẹ không biết. Do đó, các mẹ cần hiểu rõ thể trạng của bé để biết được chính xác nguyên nhân bé chậm tăng cân là gì để từ đó có cách khắc phục đúng và kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ một số thông tin chi tiết về dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp hiệu quả để cải thiện được tình trạng chậm tăng cân ở trẻ.

Các biểu hiện nhận biết bé chậm tăng cân

Cân nặng được xem là thước đo đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của bé đặc biệt quan trọng trong những năm tháng đầu đời. Và tình trạng thấp bé chậm tăng cân, còi xương suy dinh dưỡng ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu bé chậm tăng cân sẽ giúp bố mẹ có những biện pháp kịp thời đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho con. Vậy dấu hiệu chậm tăng cân ở trẻ là gì ? Dưới đây sẽ chia sẻ một số biểu hiện thường gặp khi bé chậm tăng cân, các mẹ có thể theo dõi:

Biểu hiện của bé chậm tăng cân

  • Chiều cao cân nặng chững lại không tăng trong thời gian dài.
  • Mức cân nặng chiều cao không đạt chuẩn so với độ tuổi ( đánh giá theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn WHO).
  • Thể trạng yếu, cơ thể gầy gò nhỏ bé, mặt xanh xao nhợt nhạt nhiều mạch máu nổi rõ.
  • Khả năng vận động kém, luôn trong tình trạng mệt mỏi, không ăn, không chơi đùa.
  • Hệ miễn dịch kém, thường xuyên ốm vặt và mắc số bệnh lý khác.
  • Trẻ chậm và bỏ qua các cột mốc quan trọng như: chậm nói, chậm đi so với bé cùng tuổi.

Nếu các mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và kiểm kỹ lưỡng nhé.

Nguyên nhân bé chậm tăng cân

Bé không lớn, chậm tăng cân chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bé đang gặp vấn đề trong việc thiếu năng lượng và dưỡng chất để phát triển. Dưới đây một số nguyên nhân phố biển ảnh hưởng đến cân nặng của bé:

Chế độ ăn uống không đáp ứng đúng nhu cầu về cả chất và lượng: 

Chế độ ăn uống không đáp ứng đúng nhu cầu về cả chất và lượng

Chế độ ăn uống thiếu cân đối, không đủ cân đối cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến bé chậm tăng cân. Trẻ cần được cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm chính bao gồm tinh bột, đạm, rau củ và chất béo. Việc thiếu hụt bất kỳ nhóm chất nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé. 

Trẻ mắc các bệnh lý tiềm ẩn: 

Một số bé gặp vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, hoặc kém hấp thu hay các bệnh lý tiềm ẩn khác ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Điều này có thể gây cản trở quá trình tăng cân.

Trẻ biếng ăn 

Biếng ăn kéo dài sẽ thiếu năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Điều này dẫn đến suy nhược, thiếu chất và chậm tăng cân, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.

Hoạt động quá mức

Vận động là điều cần thiết nhưng trẻ quá hiếu động hoạt động quá mức có thể làm tiêu tốn nhiều năng lượng trong khi lượng dưỡng chất nạp vào cơ thể không đủ. Điều này dẫn đến việc bé không có đủ năng lượng dự trữ để tăng cân.

trẻ vận động quá mức

Trẻ thiếu hụt các vi chất như vitamin, khoáng chất

Bé chậm tăng cân cũng có thể do cơ thể đang thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin A, B, D, sắt, kẽm,….Các vi chất này đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch giúp bé phát triển toàn diện.

Đối với mỗi trẻ, nguyên nhân chậm tăng cân khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng độ tuổi. Việc hiểu rõ nguyên nhân cụ thể sẽ giúp các bố mẹ sớm có phương pháp khắc phục hiệu quả, đảm bảo bé có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện.

Các giai đoạn bé chậm tăng cân mà mẹ nên chú ý

Bé biếng ăn chậm tăng cân là tình trạng phổ biến hầu hết các bé từ 0 đến 6 tuổi đều có thể gặp phải. Một số trường hợp chậm tăng cân là do các nguyên nhân khách quan như đã nêu, nhưng cũng có trường hợp cân nặng bé chững lại do đang trải qua những thay đổi sinh lý quan trọng trong quá trình phát triển. Nhận biết và hiểu rõ các “cột mốc” quan trong này sẽ giúp mẹ bớt lo lắng khi con không tăng ký, có phương pháp chăm sóc con đúng cách, đảm bảo phát triển khỏe mạnh. Dưới đây sẽ chia sẻ các giai đoạn chậm tăng cân ở trẻ mà mẹ cần nắm rõ:

Giai đoạn 5 – 7 ngày đầu đời

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trẻ sơ sinh trong 5-7 ngày đầu sau khi chào đời thường không có nhiều sự thay đổi về cân nặng, có thể giảm khoảng 10% so với lúc mới sinh. Tuy nhiên, sau giai đoạn này, khi cơ thể trẻ bắt đầu ổn định và có khả năng chuyển hóa năng lượng tốt hơn, cân nặng của bé sẽ bắt đầu tăng trở lại bình thường.

Giai đoạn trẻ mọc răng

Mọc răng là một giai đoạn phát triển tự nhiên của bé, và thời điểm mọc răng có thể khác nhau tùy theo thể trạng của từng bé. Trong giai đoạn này, bé có thể gặp một số triệu chứng sinh lý như đi ngoài phân lỏng, sốt, mệt mỏi, bỏ bú, và quấy khóc,…. Những triệu chứng này có thể làm thay đổi thói quen ăn uống của bé, bé ăn ít hơn, giảm lượng thức ăn hơn so với trước đó do cơ thể chưa kịp thích nghi. Điều này phần nào ảnh hưởng đến cân nặng của bé trong thời gian này. 

Giai đoạn trẻ mọc răng có thể khiến bé chậm tăng cân

Giai đoạn chuyển sang đồ ăn dặm/ăn thô.

Từ 6 tháng tuổi, ngoài bú sữa  trẻ bắt đầu bổ sung ăn dặm, chuyển từ thức ăn dạng lỏng sang thức ăn đặc. Giai đoạn này bé phải làm quen với nhiều loại thức ăn mới khiến bé biếng ăn, ăn ít hoặc gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa. Nên trong thời điểm đầu bé chưa kịp thích nghi với chế độ ăn mới có thể xay ra tình trạng sụt ký hoặc chậm tăng cân nhẹ. 

Giai đoạn đi học mẫu giáo

Đây giai đoạn cân nặng của bé cũng có nhiều sự biến động có thể tăng hoặc giảm tùy vào khả năng của bé. Bởi giai đoạn này bé đi học mẫu giáo bắt đầu bắt đầu có nhiều sự thay đổi đột ngột về tâm lý, môi trường và chế độ ăn uống thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ thay đổi theo. Chính vì vậy mà trong thời điểm đầu bé sẽ có những biểu hiện không chịu hợp tác như bỏ ăn, quấy khóc,….ảnh hưởng đến tâm lý, cân nặng của bé. Tuy nhiên, dần quen với môi trường mới bé sẽ hòa hợp ăn uống trở lại bình thường, bé được vui chơi học tập vui vẻ lại giúp bé tăng cân tốt.

Giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng bé chậm tăng cân.

Cân nặng là chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Khi trẻ chậm tăng cân trong thời gian dài không có dấu hiệu cải thiện chính là đang báo hiệu cho các mẹ biết cơ thể bé lúc này đang gặp vấn đề. Nếu để lâu dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Để giải quyết vấn đề này, các mẹ nên xem xét và áp dụng những biện pháp dưới đây để giúp bé tăng cân và phát triển khỏe mạnh:

– Thiết lập thực đơn cho bé chậm tăng cân đa dạng, đúng và đủ: Khi bé biếng ăn chậm tăng cân mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của bé phải luôn đảm bảo đủ về chất lẫn lượng theo từng độ tuổi. Ăn đúng ăn đủ sẽ giúp cơ thể bé hấp thụ tốt, tăng chiều cao, tăng cân nặng đạt chuẩn. Ngoài ra, việc chế biến đa dạng các món ăn, thay đổi thực đơn liên tục hàng ngày hàng tuần là điều cần thiết để kích thích bé hào hứng với việc ăn, cảm giác ăn ngon miệng hơn, bé ăn được nhiều hơn và từ đó giúp bé tăng cân ổn định.

 

Thiết lập thực đơn cho bé chậm tăng cân đa dạng

*Ảnh chỉ mang tính chất tham khảo 

– Tạo thói quen ăn uống đều đặn: Đặt giờ ăn cố định và tránh cho bé ăn vặt quá nhiều. Đảm bảo bé có đủ bữa chính và bữa phụ để cung cấp đủ năng lượng cho bé hoạt động cả ngày và phát triển toàn diện.

Tạo môi trường ăn uống thoải mái: Hãy đảm bảo không gian ăn uống của bé luôn vui vẻ và tích cực. Tránh ép ăn hoặc dọa nạt khi bé biếng ăn, vì điều này có thể gây ra tâm lý sợ hãi, làm bé cảm thấy chán nản và không hứng thú với việc ăn uống. 

– Cải thiện hệ tiêu hóa: Khi hệ tiêu hóa hoạt động không tốt, bé có thể không hấp thụ đủ dưỡng chất, dẫn đến chậm tăng cân. Để cải thiện hệ tiêu hóa, hãy đảm bảo bé uống đủ nước, bổ sung chất xơ từ rau và hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, bổ sung men vi sinh có thể giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, cải thiện quá trình tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé.

Theo dõi sức khỏe định kỳ: Với trẻ trên 2 tuổi, mẹ nên tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng để giúp bé tăng cân hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cần thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của bé để đánh giá sự phát triển tổng thể. Đồng thời, đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn, đặc biệt là khi bé biếng ăn và chậm tăng cân kéo dài.

– Sử dụng thực phẩm bổ sung khi cần thiết: Nếu chế độ ăn uống của bé không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và bé chậm tăng cân kéo dài, mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm các sản phẩm dinh dưỡng như sữa, chế phẩm từ sữa như sữa non cho bé chậm tăng cân, bột dinh dưỡng, và vitamin, ….

sữa non tăng cân Nouri Colos đúng chuẩn cho trẻ biếng ăn

Bé biếng ăn chậm tăng cân luôn là vấn đề đau đầu nhiều mẹ. Hiểu được nỗi khổ của các mẹ trong hành trình chăm con khôn lớn, Nouri Colos đã cung cấp nhiều thông tin và kinh nghiệm hữu ích về tình trạng chậm tăng cân ở trẻ trong bài viết trên để giúp các mẹ có những phương pháp chăm sóc phù hợp giúp con luôn khỏe mạnh, đạt được chiều cao cân nặng đạt chuẩn.